Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Làm tốt công tác tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh Yên Bái về phòng chống tham nhũng, tiêu cực

- Là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), Đề án thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lương Văn Thức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy về nội dung này.

Là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), Đề án thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lương Văn Thức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy về nội dung này.

Hàng năm Tỉnh ủy Yên Bái thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kiến thức phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, đảng viên.
Hàng năm Tỉnh ủy Yên Bái thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kiến thức phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, đảng viên.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết sự cần thiết phải thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTNTC?
 
Đồng chí Lương Văn Thức: Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), BCĐ Trung ương về PCTNTC được thành lập. Từ đó đến nay, công tác PCTNTC được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
 
Đồng chí Lương Văn Thức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy. 
 
Tuy nhiên, công tác PCTNTC ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh” trong PCTNTC; công tác phòng ngừa còn hình thức; việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực (TNTC) vẫn còn hạn chế, nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý TNTC trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn yếu; TNTC ở một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, chưa được đẩy lùi. 
 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tổ chức bộ máy các cơ quan chức năng PCTNTC chưa thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương; ở các địa phương chưa có cơ quan đóng vai trò "tổng chỉ huy” để chỉ đạo phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ PCTNTC.
 
Từ những kết quả đạt được trong hoạt động của BCĐ Trung ương và thực tiễn công tác PCTNTC ở địa phương, thời gian qua, một số tỉnh ủy, thành ủy đã đề xuất, kiến nghị thành lập BCĐ cấp tỉnh; một số nơi đã thành lập BCĐ để triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác PCTNTC. 
 
Bên cạnh đó, thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo nhiều chủ trương, giải pháp mới có tính đột phá về PCTNTC..., từ đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCTNTC trong thời gian tới phải được lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương mới có thể hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
 
P.VVậy, đồng chí có thể cho biết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ cấp tỉnh về PCTNTC?
 
Đồng chí Lương Văn Thức: Theo Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 2/6/2022 của Ban Bí thư, BCĐ PCTNTC cấp tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy và BCĐ Trung ương về PCTNTC trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát (KTGS) công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh. 
 
Theo đó, BCĐ PCTNTC cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, ban hành nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNTC ở địa phương; chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kết luận, chỉ đạo của BCĐ Trung ương, Thường trực BCĐ Trung ương và kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác PCTNTC ở địa phương. 
 
Chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp, KTGS các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về PCTNTC; chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy thông qua hoạt động theo phạm vi trách nhiệm được giao làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh TNTC; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra TNTC; những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sai phạm. 
 
Đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan; chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác KTGS, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong PCTNTC theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 
 
Chỉ đạo, đôn đốc, KTGS cấp ủy, tổ chức Đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án TNTC phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương; chỉ đạo, đôn đốc, KTGS các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi TNTC và xử lý thông tin về vụ án, vụ việc TNTC do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp, kiến nghị.
 
Chỉ đạo tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về PCTNTC; định hướng cung cấp thông tin về PCTNTC; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin, đưa tin về PCTNTC và những hành vi lợi dụng việc PCTNTC để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ.
 
Tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ và đột xuất báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, BCĐ Trung ương về tình hình, kết quả công tác PCTNTC, các vụ án, vụ việc TNTC phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương và kết quả hoạt động của BCĐ cấp tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy và BCĐ Trung ương giao.
 
BCĐ PCTNTC cấp tỉnh có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền của địa phương báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả công tác PCTNTC; về xử lý một số vụ án, vụ việc TNTC; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi TNTC; việc thực hiện các biện pháp PCTNTC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý; yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc có dấu hiệu TNTC.
 
Chỉ đạo xem xét lại việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý khi có căn cứ cho rằng việc kết luận, xử lý chưa khách quan, chính xác, nghiêm minh; yêu cầu các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của địa phương kết luận, xử lý các vụ án, vụ việc TNTC. 
 
Trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại việc giải quyết hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 
Trong trường hợp cần thiết quyết định thành lập các tổ công tác liên ngành để chỉ đạo thực hiện, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc TNTC phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương; kiến nghị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi có căn cứ cho rằng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi TNTC, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật liên quan đến TNTC hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động PCTNTC.
 
Đồng thời yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy và các cơ quan chức năng của địa phương trong quá trình KTGS, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp quản lý, kịp thời báo cáo cho BCĐ cấp tỉnh, cấp ủy quản lý cán bộ đó để chỉ đạo xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy, UBKT thuộc cấp ủy quản lý cán bộ đó để kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng. Trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì kịp thời báo cáo BCĐ Trung ương theo quy định, đồng thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực BCĐ cấp tỉnh. 
 
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, thi hành án, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển; trực tiếp làm việc với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan về công tác PCTNTC trong phạm vi nhiệm vụ của BCĐ cấp tỉnh; khi cần thiết, được sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện của các cơ quan, tổ chức có liên quan của địa phương để phục vụ nhiệm vụ của BCĐ cấp tỉnh.
 
P.V: Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy về công tác PCTNTC, xin đồng chí cho biết vài nét về tổ chức bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất của BCĐ và những nội dung chủ yếu mà Ban Nội chính Tỉnh ủy sẽ tham mưu với Tỉnh ủy để BCĐ PCTNTC của tỉnh sớm đi vào hoạt động?  
 
Đồng chí Lương Văn Thức: Theo Quy định của Trung ương, BCĐ PCTNTC tỉnh gồm: Trưởng BCĐ là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy (là Phó Trưởng ban Thường trực), Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy và Giám đốc Công an tỉnh là Phó trưởng BCĐ. Các đồng chí Ủy viên BCĐ gồm: Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh và Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy. Thường trực BCĐ gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
 
Về cơ sở vật chất, trước mắt, Ban Nội chính Tỉnh ủy là Cơ quan Thường trực của BCĐ cấp tỉnh, BCĐ cấp tỉnh sử dụng cơ sở vật chất của Ban Nội chính Tỉnh ủy. BCĐ có con dấu riêng theo quy định và sử dụng tài khoản của Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ hoạt động. Kinh phí hoạt động của BCĐ do Văn phòng Tỉnh ủy bảo đảm theo quy định.
 
Để BCĐ PCTNTC tỉnh Yên Bái sớm đi vào hoạt động, trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của trung ương, nhất là các quy định, hướng dẫn của BCĐ Trung ương về PCTNTC và Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính Tỉnh ủy sẽ khẩn trương nghiên cứu, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập BCĐ PCTNTC tỉnh Yên Bái; xây dựng, ban hành Quy chế làm việc của BCĐ; phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ và xây dựng chương trình công tác năm 2022.
 
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
 
Thanh Hương (thực hiện)/baoyenbai.com.vn